Hướng dẫn sử dụng Sàn Treo

GIỚI THIỆU

Sàn giáo treo (suspended platform, suspended gondola) hay còn gọi là sàn treo, thang treo là loại thiết bị kết hợp giữa giàn giáo (sàn làm việc) và cơ cấu nâng hạ bằng động cơ điện, được phát triển và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian, chi phí và an toàn hơn cho người lao động so với các loại giàn giáo, thang treo thông thường.
Người vận hành (và người phụ trách an toàn, cán bộ kỹ thuật liên quan) cần đọc kỹ “Sách hướng dẫn” này trước khi đưa thiết bị vào sử dụng.
Cuốn sách này Sàn treo Uniton cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về Sàn giáo treo loạt model UNT_1_800, các nội dung trong đây nhằm giải đáp tối đa các thắc của người sử dụng trong quá trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa. Các nội dung không bao hàm tất cả các quy định về an toàn, các nội dung đề cập trong đây phải tuân thủ theo Luật an toàn lao động (về vấn đề an toàn), Quy định bảo hành của nhà sản xuất (về vấn đề sửa chữa). Mọi thông tin khác, vui lòng liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

I. QUY ĐỊNH AN TOÀN

1. Sàn giáo treo phải được vận hành, bảo trì và giám sát bởi người trên 18 tuổi, có đủ năng lực (sức khỏe, tinh thần) làm việc, có chuyên môn được đào tạo và có chứng chỉ liên quan (vd: chứng chỉ an toàn về Vận hành thiết bị nâng hạ).
2. Trước khi đưa vào sử dụng, phải chắc chắn rằng Sàn giáo treo đã được lắp đúng quy cách đảm bảo an toàn, được cơ quan chuyên muôn kiểm định và ghi nhận.
3. Người vận hành trước khi vào sàn treo, yêu cầu bắt buộc đọc qua nội dung “Sổ tay hướng dẫn sử dụng sàn giáo treo”. Trước làm việc, thợ vận hành phải kiểm tra kỹ các chi tiết an toàn theo “Hướng dẫn kiểm tra an” toàn trước khi vận hành.
4. Khi làm việc, thợ vận hành và người lao động làm việc trên sàn phải có đủ trang phục bảo hộ (mũ, dày, …) và đặc biệt phải thắt dây bảo hiểm vào dây cáp an toàn.Nghiêm cấm người sử dụng sàn giáo treo không được uống rượu hay chất kích thích gây hại đến sức khỏe.
5. Khi vận hành, không che phủ mô tơ tời, khóa an toàn và không để vật liệu rơi vào bên trong khóa, mô tơ vì có thể dây kẹt dây cáp, đứt dây cáp.
6. Chỉ leo vào, leo ra sàn làm việc khi toàn bộ sàn ở mặt đất. Không leo vào, ra từ các vị trí khác như cửa sổ, ban công, … khi sàn lơ lửng trên cao.
7. Tránh để tủ điện, các thiết bị điện trên sàn bị ẩm ướt để đảm bảo không xảy ra các sự cố về điện.Nếu do điều kiện thi công bắt buộc phải sử dụng thiết bị điện trên sàn giáo treo, khi đó chỉ được phép cắm vào nguồn điện 220V cung cấp từ ổ cắm phía dưới đáy tủ điện.Nguồn điện này chỉ phù hợp sử dụng tải tối đa là 300W, đối với các thiết bị có công suất lớn hơn phải sử dụng nguồn điện khác độc lập với tủ điện của sàn giáo treo.
8. Chiều dài của sàn làm việc chỉ giới hạn trong bộ sàn tiêu chuẩn mà chúng tôi cung ứng, tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cấu cũng như lắp nối thêm khung sàn. Các trường hợp đặc biệt khác phải thông qua sự kiểm định của cơ quan chuyên môn.
9. Giàn giáo treo chỉ sử dụng phục vụ cho mục đích thao tác trên sàn, không sử dụng vào mục đích vận chuyển hàng hóa hay chở người thay thế các loại thang, tời.
10. Không sử dụng quá tải trọng quy định. (Lưu ý: tải trọng được hiểu bao gồm trọng lượng của người và các trọng lượng của các công cụ, vật liệu có trên sàn).
11. Khi phát hiện sai hỏng, hoặc thay đổi bất thường về thiết bị phải dừng ngay hoạt động và thông báo cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa, khắc phục.
12. Trong quá trình làm việc hoặc đang ở trạng thái treo, không để người, đồ đạc phía dưới sàn giáo treo để đề phòng các sự cố do rơi vật liệu.
13. Trong trạng thái sàn đang được treo, không để dây cáp, cáp an toàn bị cọ vào chướng ngại vật vì có thể dẫn đến xơ cáp, đứt cáp.
14. Không vận hành trong điều kiện thời tiết xấu (gió to, mưa, sấm sét, sương mù,…)
15. Khi thi công tại địa điểm gần diện cao thế, cần phải đảm bảo nguyên tắc giữ khoảng cách an toàn, đồng thời phải được phép của các đơn vị quản lý điện lực phê chuẩn mới có thể cho sàn treo vào sử dụng.
16. Khi sàn treo đang trên cao, nghiêm cấm không được tự ý tháo động cơ, khóa an toàn, dây cáp. Nếu như do gặp sự cố, thì bắt buộc phải có người chuyên nghiệp đã được đào tạo sửa chữa máy mới được phép tiến hành bảo dưỡng máy.
17. Nghiêm cấm không được sử dụng sàn treo trong môi trường dễ ăn mòn, khi cấp gió lớn hơn cấp 5 ( tốc độ gió từ 8,0 – 10,7 m/s) thì không được vận hành sàn giáo treo.
18. Nếu như đang vận hành gặp sự có về dây cáp hay động cơ có âm thanh lạ, người điều khiển cần phải hết sức bình tĩnh, cần phải lập túc dừng máy và di chuyển ra khỏi sàn treo, nghiêm cấm không được cho sàn treo tiếp tục hạ xuống. Sự cố của máy cần được khắc phục bởi người chuyên nghiệp.
19. Nếu như phía dưới sàn treo có người đi lại, cần có biện pháp thi công hợp lý và cần phải đặt cảnh báo và hàng rào an toàn.
20. Nghiêm cấm không được bao phủ sàn treo hay che đậy sàn treo bằng các vật dụng làm cản gió, như vậy sẽ càng làm cho ảnh hướng sức gió tới sàn treo và ảnh hưởng tới độ an toàn của sàn trong thi công.
21. Cần căn cứ theo tiêu chuẩn về lực của dây cáp. Dây cáp không được bẻ cong, không được sờn, không được hàn nối… Khi dây cáp vào tình trạng thay thế cần phải được kịp thời thay thế.
22. Khi đấu nối điện, cần phải tắt điện nguồn. Khi cần di chuyển sàn treo, cần phải ngắt điện nguồn, và tháo dây cáp ra khỏi động cơ và khóa an toàn.
23. Khi đang sử dụng nghiêm cấm không được cho các tạp chất bám vào khóa an toàn, bám vào động cơ. Xong ca hoạt động , thì cho sàn treo hạ xuống mặt đất, thả dây cáp để khóa an toàn vào trạng thái nghỉ. Cắt nguồn điện, khóa tủ điều khiển. Khi thi công vào ngày mưa, cần biện pháp che mưa cho động cơ,tủ điện không để nước rò rỉ vào động cơ vào khóa và rò rỉ tủ điện.
24. Trước khi xuất xưởng, khóa an toàn phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Sau mỗi chu kỳ hoạt động, cần tiến hành bảo dưỡng cho khóa an toàn, khóa an toàn cần được bảo dưỡng bởi người có chuyên môn.
25. Người vận hành máy cần phải ghi chép nhật ký vận hành máy, và cần phải để ý tới các bộ phận được tiến hành bảo dưỡng để ghi chép lại.
26. Ngoài ra, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định toàn của nước sở tại khi sử dụng sàn treo.

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

1. Nhiệt độ môi trường : -200C ~ +400C.
2. Độ ẩm không khí < 90%.
3. Chênh lệch điện áp : ± 5%(361V~399V)
4. Khi dòng điện trong phạm vi 342V – 361V hoặc có nhiệt độ môi trường trên 350C hoăc chiều cao thi công trên 1000m so với mặt nước biển, thì sức tải không được phép vượt quá 80% so với tải trọng thiết kế.
5. Nếu vận hành sàn treo vào buổi tối, cần phải có thiết bị chiếu sáng.

II. THÔNG TIN SẢN PHẨM

1. ĐẶC TRƯNG

Sàn giáo treo được thiết kế áp dụng chủ yếu cho các công trình cao tầng trong việc thi công hoàn thiện mặt ngoài như: trát-bả, sơn tường, lắp kính – ốp đá, lắp biển quảng cáo, bảo dưỡng vệ sinh mặt ngoài của công trình.
Trong quá trình sử dụng, sàn giáo treo thể hiện các ưu điểm như: Chi phí (đầu tư, vận hành) thấp, Hiệu quả đáp ứng cao tầm cao sử dụng lên tới 200m, sàn làm việc rộng (có thể mở rộng tới 10m), dễ dàng thay đổi vị trí làm việc theo các phương X,Y,Z trong thời gian ngắn; dễ dàng lắp đặt, vận hành.
Nhờ các ưu điểm trên mà sàn giáo treo là lựa chọn tốt nhất có thể thay thế giàn giáo cột truyền thống, thay thế các loại thang vươn, thang gấp và đặc biệt ưu việt sử dụng đối với các vị trí khó (hoặc không thể) tiếp cận bằng các phương pháp thông thường.

2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM

san-treo

Sàn giáo treo chia thành ba loại theo tải trọng gồm UNT_1_250, UNT_1_600, UNT_1_800. Cấu tạo hoàn chỉnh của mỗi bộ sản phẩm gồm: Sàn làm việc, Cơ cấu nâng hạ, Cơ cấu an toàn, Cơ cấu treo và Hệ thống điện.

A. Sàn làm việc

Sàn làm việc là một khối liên kết chắc chắn các bộ phận gồm thanh Rào chắn cao, Rào chắn thấp (được lắp vào phía sau và trước) + Sàn đáy (ở vị trí đáy) + Khung treo Mô tơ (ở hai đầu sàn). Các bộ phận này được liên kết với nhau bằng Bu-lông.
Tùy theo yêu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn và lắp ghép sàn từ các mô-đun có kích thước 1,0m, 1.5m, 2,4m, 2.5m để tạo nên nhiều giới hạn chiều dài của sàn làm việc với chiều dài sàn tối đa lên đến 10m.

san-thao-tac

B. Cơ cấu nâng hạ

moto-toiToàn bộ sàn làm việc có thể thay đổi độ cao sử dụng trong phạm vi tương đương với chiều dài của dây treo, do đó trên lý thuyết chúng ta có thể nâng sàn tới mọi độ cao theo chiều dài của dây. Trên thực tế chúng ta chỉ nên sử dụng đối với chiều cao dưới 250m.
Việc nâng, hạ toàn bộ Sàn làm việc được thực hiện nhờ các mô-tơ tời, đây là loại động cơ (điện) giảm tốc có phanh nam châm điện từ

Theo tải trọng, các mô-tơ tời được tính toán công suất và tỷ lệ truyền để khi vận hành có thể đạt được tốc độ nâng hạ 8-10 m/phút.Trong các trường hợp sự cố như mất điện, các sự cố khác khiến mô-tơ không thể chạy được, người dùng có thể tự hạ độ cao của Sàn làm việc bằng cách kéo cần gạt (ở vị trí đuôi mô-tơ) để mở phanh và sàn sẽ tụt xuống theo ý muốn
Mô tơ có chức năng tự động luồn cáp, khi vận hành chỉ cần luồn dây cáp vào lỗ nhập cáp là được.

 

C. Cơ cấu an toàn

khoa-an-toanNgoài các tính toán về sức bền vật liệu, sức chịu tải. Để đảm bảo an toàn trong các trường hợp sự cố từ dây cáp treo và/hoặc từ mô-tơ tời, sàn giáo treo được trang bị hai Khóa an toàn gắn ở hai đầu Khung treo mô tơ. Ở mỗi khóa, dây cáp tải sẽ chạy qua tay khóa, dây cáp phụ chạy qua bên trong khóa.
Trong điều kiện vận hành bình thường, sức căng của dây cáp tải sẽ làm mở tay khóa, và do đó dây cáp phụ dễ dàng trượt qua khóa khiến sàn làm việc dịch chuyển lên/ xuống bình thường
Trong các trường hợp sự cố nguy hiểm như đứt / tuột /trượt dây cáp tải (dây cáp tải không còn sức căng) góc của tay khóa thay đổi làm đóng chặt hai má tì lên dây cáp phụ ở bên trong khóa, và do đó, toàn bộ sàn làm việc được hãm lại.
Góc khóa làm việc hiệu quả là từ 3o đến 8o , để có được góc khóa hiệu quả cần lắp đặt thiết bị chính xác và đúng đủ khoảng cách giữa các mỏ treo cáp. Trong trường hợp lắp sai kỹ thuật hoặc giới hạn về khoảng cách giữa các mỏ treo cáp khóa an toàn có thể tự đóng (hoặc mở) ngoài ý muốn, người dùng có thể dùng tay đòn bẩy gạt tay khóa về vị trí mở (hoặc đóng)
Ngoài ra, trên mỗi khóa an toàn còn được lắp đặt một công tắc hành trình. Công tắc này đảm bảo khi vận hành Sàn treo lên đến vị trí cao nhất của dây treo, đĩa hãm sẽ làm đóng công tắc và mô-tơ không thể chạy tiếp để lên cao nữa.

D. Cơ cấu treo

Cơ cấu treo được đặt tại vị trí cao nhất của công trình mà có thể tiếp cận (thường là trên tầng thượng của tòa nhà), từ đó có thể bắt các dây cáp tải và dây cáp phụ.

co-cau-treo

Cấu tạo cơ cấu treo tiêu chuẩn

Cơ cấu treo tiêu chuẩn gồm các chân trước, chân sau và thanh chống điều chỉnh trước, thanh chống điều chỉnh sau để đỡ các thanh đòn, các bộ phận cấu thành từ các chi tiết rời, dễ dàng lắp ghép và thay đổi chiều cao (của chân đỡ), chiều dài (của thanh đòn) để đáp ứng tối đa các điều kiện giới hạn khi lắp đặt.
Phần đầu thanh đòn để bắt các dây cáp, phần đuôi thanh đòn được bắt vào thanh chống điều chỉnh sau, trên các chân sau được đặt các quả đối trọng, và toàn bộ trọng lượng của sàn làm việc và dây cáp được treo trên thanh đòn và được hãm bằng đối trọng theo “Nguyên tắc đòn bẩy”. Tùy theo mức độ tải trọng mà sử dụng lượng đối trọng cho phù hợp, trong đó luôn đảm bảo:
Hệ số an toàn chống lật.

 

 

Trong đó:
K : là hệ số an toàn chống lật
G: Tổng trọng lượng của đối trọng (Kg). G có thể thay đổi tùy thuộc vào a, b, F
a: Khoảng cách từ điểm treo sàn đến tim chân trước (điểm tựa) (mét).
0.40 ≤ a ≤ 1.60
b: Khoảng cách từ tâm đối trọng (tim chân sau) đến tim chân trước (điểm tựa) (mét)
Giá trị b phải đảm bảo a+b ≤ 5.95 mét
F: Tổng trọng lượng của sàn nâng và tải trọng chất thêm vào sàn (Kg).
0 ≤ F ≤ 1400 kg

Bảng lắp đặt cơ cấu treo tham khảo

STT

Hệ số an toàn chống lật K

Tổng trọng lượng đối trọng G (kg) 1 chân (G có thể thay đổi và thỏa mãn hệ số K)

Tổng trọng lượng sàn nâng và tải trọng chất thêm vào sàn F2chân (Kg) tính cho 2 chân

Trọng lượng sàn nâng và tải trọng chất thêm vào sàn F1chân (Kg) tính cho 1 chân

Khoảng cách từ điểm treo sàn đến tim chân trước a (mét)
0,40 ≤ a ≤ 1,60

Khoảng cách từ tâm đối trọng đến tim chân trước b (mét) (đây là khoảng cách nhỏ nhất cần phải lắp đặt)

Ghi chú

Trọng lượng sàn F1 (kg)

Trọng lượng chất thêm vào sàn F2 (kg)
0 ≤ F2 ≤ 800

Tổng trọng lượng F2chân (kg)

TRƯỜNG HỢP LẮP 1 ĐỐT SÀN CHIỀU DÀI L = 2,5 MÉT

1

2

500

380

800

1180

590

0,40

0,94

Max (a+b)= 5,95 mét

2

2

500

380

800

1180

590

0,60

1,42

3

2

500

380

800

1180

590

0,80

1,89

4

2

500

380

800

1180

590

1,00

2,36

5

2

500

380

800

1180

590

1,20

2,83

6

2

500

380

800

1180

590

1,40

3,30

7

2

500

380

800

1180

590

1,60

3,78

TRƯỜNG HỢP LẮP 2 ĐỐT SÀN CHIỀU DÀI L = 5,0 MÉT

1

2

500

478

800

1278

639

0,40

1,02

Max (a+b)= 5,95 mét

2

2

500

478

800

1278

639

0,60

1,53

3

2

500

478

800

1278

639

0,80

2,04

4

2

500

478

800

1278

639

1,00

2,56

5

2

500

478

800

1278

639

1,20

3,07

6

2

500

478

800

1278

639

1,40

3,58

7

2

500

478

800

1278

639

1,60

4,09

TRƯỜNG HỢP LẮP 3 ĐỐT SÀN CHIỀU DÀI L = 7,5 MÉT

1

2

500

576

800

1376

688

0,40

1,10

Max (a+b)= 5,95 mét

2

2

500

576

800

1376

688

0,60

1,65

3

2

500

576

800

1376

688

0,80

2,20

4

2

500

576

800

1376

688

1,00

2,75

5

2

500

576

800

1376

688

1,20

3,30

6

2

500

576

800

1376

688

1,40

3,85

Lưu ý: Tùy theo điều kiện lắp đặt, người sử dụng có thể thay đổi các giá trị a, b, F hoặc thay đối tổng trọng lượng đối trọng để đạt được Tải trọng cân bằng lý tưởng (an toàn).
Trong mọi trường hợp cho phép nên lắp khoảng cách b hết chiều dài tối đa của thanh đòn.

Cơ cấu treo khác: Trong nhiều trường hợp như không đủ điều kiện lắp đặt cơ cấu treo tiêu chuẩn, hoặc tận dụng các vị trí lắp đặt thuận tiện hơn, ta có thể lắp đặt cơ cấu treo theo nhiều cách khác nhau sao cho đảm bảo nguyên tắc Các dây treo được neo chắc chắn.
Hãy tham khảo một vài phương án lắp đặt tại Trang 30.

E. Hệ thống điện

Hệ thống điện sử dụng để điều khiển hoạt động di chuyển lên-xuống của sàn giáo treo, các linh kiện chính được đấu lắp trong tủ điện, bên ngoài là các nút (công tắc) điều khiển.
Ngoài ra, trên mỗi khóa an toàn còn được lắp đặt một công tắc hành trình. Công tắc này đảm bảo khi vận hành Sàn treo lên đến vị trí cao nhất của dây treo, đĩa hãm sẽ làm đóng công tắc và mô-tơ không thể chạy tiếp để lên cao nữa.

tu-dien-san-treo

CHÚ GIẢI
1. Công tắc Dừng khẩn cấp: Khi có sự cố, Người điều khiển bấm nút để ngắt điện toàn hệ thống. Khi muốn hệ thống hoạt động lại, Người điều khiển xoay nút để đóng điện trở lại
2. Đèn báo: Báo hiệu trạng thái hệ thống điện đóng hay cắt
3. Nút bấm Lên- Xuống: Người điểu khiển bấm để dịch chuyển sàn treo lên hoặc xuống
Ngoài ra có thể điều khiển Lên-Xuống bằng Tay điều khiển
4. Công tắc lựa chọn: Là công tắc để lựa chọn điều khiển các mô tơ tời. Gạt công tắc về các vị trí để lựa chọn điều khiển như sau:
Vị trí L: chỉ điều khiển được mô tơ bên trái hoạt động, mô tơ phải dừng
Vị trí giữa: điều khiển được cả hai mô tơ hoạt động cùng lúc (bình thường ở vị trí này)
Vị trí R: Chỉ điều khiển được mô tơ bên phải hoạt động, mô tơ trái dừng
Ngoài ra: Ở đáy dưới của tủ điện có 2 ổ cắm cấp nguồn 220V phục vụ cho các nhu cầu làm việc khác trên sàn giáo treo. Ổ cắm chỉ có nguồn khi đầu lắp nguồn chính đúng có kèm dây “mát.

SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.

so-do-mach-dien-san-treo

III. THÔNG SỐ KỸ THUẬT SÀN GIÁO TREO .

A: THÔNG SỐ KẾT CẤU

THÔNG SỐ

UNT_1_250

UNT_1_600

UNT_1_800

Tải trọng

250kg

600kg

800kg

Tốc độ nâng

8-10 m/phút

8-10 m/phút

8-10 m/phút

Chiều cao tiêu chuẩn

(Chi tiết xem bảng 01)

100 m

100 ÷ 150 m

100 ÷ 200 m

Loại cáp tải

Φ 8.3÷8.6mm

Φ 8.3÷8.6mm

Φ 8.3÷8.6mm

Kích thước sàn

(Dài * Rộng * Cao)

1000*680*1200

mm

(3*2000)*680*1200

mm

(3*2400)*680*1234

mm

Động cơ tời

LTD6.3 380V50Hz, 1.5KW * 1 cái

LTD6.3 380V50Hz

1.5KW * 2 cái

LTD8 380V50Hz

1.8KW * 2 cái

Khóa an toàn

Góc khóa

3o÷8o

3o÷8o

3o÷8o

Xung lực

15Nm

15Nm

15Nm

Cơ cấu treo tiêu chuẩn

Xà trước

≤1.5m

≤1.5m

≤1.5m

Chân đỡ

1.1÷1.6m

1.1÷1.6m

1.1÷1.6m

TRỌNG LƯỢNG SÀN (THÉP)

Động cơ tời

52kg

52kg*2

54kg*2

Sàn làm việc

70kg

281kg

339kg

Khóa an toàn

5kg

5kg*2

5Kg*2

Tủ điện

13kg

15kg

15kg

TỔNG

140kg

410kg

472kg

TRỌNG LƯỢNG CƠ CẤU TREO

Xà treo+Chân

110kg

220kg

220kg

Đối trọng

25kg*16 quả

25kg*32 quả

25kg* 40 quả

TỔNG

510kg

1020kg

1220kg

Bảng 01: Mối quan hệ giữa chiều cao làm việc, kích thước của xà trước và trọng tải cho phép (tham khảo).

Model

Trọng tải đối trọng sử dụng

(kg)

Chiều cao làm việc (m)

Kích thước xà trước (khoảng cách từ chân trước đến điểm treo tải

 (m)

Khoảng cách giữa chân trước và sau (m)

Trọng tải cho phép (kg)

 

 

 

UNT_1_800

 

 

 

1000

50

1.5

4.0

800

100

1.3

4.2

800

1.5

4.0

750

120

1.3

4.2

750

1.5

4.0

690

150

1.3

4.2

700

1.5

4.0

580

 

 

 

UNT_1_600

 

 

 

800

50

1.5

4.0

600

 

100

1.3

4.2

600

1.5

4.0

550

 

120

1.3

4.2

550

1.5

4.0

490

 

150

1.3

4.2

500

1.5

4.0

310

 

UNT_1_250

 

400

50

1.5

4.0

250

100

1.3

4.2

250

1.5

4.0

200

B. BẢNG KÊ LINH PHỤ KIỆN GIÀN GIÁO TREO.

III. HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

1. Chuẩn bị mặt bằng lắp đặt

1.1 Mặt bằng bố trí cơ cấu treo thường là vị trí cao nhất có thể tiếp cận (và cần làm việc gần tới độ cao đó) của tòa nhà, công trình sao cho khi sử dụng, sàn giáo treo có thể đáp ứng tối đa về chiều cao cần sử dụng và tại đó theo phương thẳng đứng sẽ là khu vực để người lao động thao tác.
Tính toán kỹ để đảm bảo chiều cao của mặt bằng bố trí cơ cấu treo so với mặt bằng lắp đặt sàn phải ngắn hơn khoảng cách của dây cáp treo hiện có.
Mặt bằng bố trí cơ cấu treo phải là nơi chắc chắn, ổn định và có đủ không gian để đặt chân, thanh đòn (với cơ cấu treo tiêu chuẩn). Tốt nhất trong khoảng không gian có chiều rộng ≥ tổng chiều dài của sàn làm việc, chiều sâu ≥ tổng chiều dài của thanh đòn.
Nếu không sử dụng dụng cơ cấu treo tiêu chuẩn mà chọn các phương án neo cáp khác cần đảm bảo vị trí neo cáp phải thật chắc chắn.
Trong mọi trường hợp tránh để vị trí thả cáp (mỏ treo cáp) bị cản trở bởi bất ký chướng ngại vận nào.
1.2 Mặt bằng lắp đặt sàn
Có đủ không gian khi lắp đặt sàn với chiều dài tối đa, bề mặt bằng phẳng và dễ tiếp cận.
Trong các trường hợp mặt bằng lắp đặt khó (hoặc không có mặt bằng hoặc trên mặt nước) ta có thể chọn Mặt bằng bố trí cơ cấu treo làm mặt bằng lắp đặt, sau đó dùng các biện pháp khác để thả sàn xuống dưới mặt bằng bố trí cơ cấu treo.
1.3 Giới hạn hành trình của sàn làm việc
Là khoảng không gian theo mặt phẳng có chứa mỏ dẫn hướng cáp của hai thanh đòn và sàn làm việc (thường đó là mặt phẳng thẳng đứng bề mặt ngoài của tòa nhà)
Cần đảm bảo “Giới hạn hành trình” này không bị cản trở hoặc bị “vướng” bởi các chướng ngại vật (như mái hiện, ban công, …). Vì nếu bị vướng, các dây treo sẽ không căng theo một đường thẳng sẽ khiến sàn khó tiếp cận với bề mặt thao tác hơn.
Trường hợp bặt buộc giới hạn hành trình bị cản trở cần có phương án chèn lót (giảm ma sát) tại điểm tiếp xúc và tại mỗi vị trí (chiều cao) cần có neo chặt sàn với bề mặt thao tác để dễ tiếp cận hơn.
1.4 Chuẩn bị mặt bằng còn bao gồm việc bố trí và cung ứng nguồn điện đến tận mặt bằng lắp đặt sàn hoặc trong phạm vi “Giới hạn hành trình”.

2. Chuẩn bị con người và dụng cụ lao động

Tùy theo điều kiện có thể bố trí nhóm thợ lắp đặt với số lượng người khác nhau (Chúng tôi đề xuất nhóm lắp đặt lý tưởng gồm 3 người), trong đó tất cả các thợ lắp máy phải có năng lực lao động tốt có kiến thức cơ bản về điện và cơ điện, được giám sát bởi người có chuyên môn đã được công nhận
Thợ lắp máy có đủ trang phục bảo hộ và có các dụng cụ lao động cần thiết gồm:

– Cờ-lê 17-19,
– Mỏ lết
– Búa con
– Tuốc-nơ-vít
– Bút thử điện
– Kìm điện
– Bộ lục giác nhỏ
– Băng dính điện
– Dây rút (siết chặt)
– Bộ đàm

 

 

3. Chuẩn bị thiết bị

Kiểm kê đủ số lượng các chi tiết linh phụ kiện như trong “Bảng kê chi tiết linh phụ kiện”
+ Tập hợp đủ các chi tiêt linh phụ kiện số 1 đến 18 (và số 33 nếu có) tại mặt bằng bố trí cơ cấu treo.
+ Tập hợp đủ các chi tiết linh phụ kiện số 19 đến 32 tại mặt bằng lắp đặt sàn.

4. Tiến hành lắp đặt

4.1 Lắp đặt cơ cấu treo
B1. Xác định chiều cao phù hợp của chân trước, chân sau. Xác định chiều dài ” a ” của thanh đòn (phần nhô ra tính từ chân trước) sao cho a ≤ 1.5m. Nên lắp đặt thanh đòn dốc xuống chân sau sao cho cao độ chân sau thấp hơn cao độ chân trước từ 10cm – 20cm.
B2. Lắp đặt chân trước với thanh chống điều chỉnh trước và chốt chặt bằng bulong (cụm 1).
B3. Lắp đặt mỏ dẫn hướng cáp và thanh đòn biên vào “cụm 1” chốt tạm bằng bulong, đảm bảo a ≤ 1.5 mét (cụm 2).
B4. Lắp đặt thanh chống cáp vào “cụm 2” chốt chặt bằng bulong (cụm 3).
B5. Lần lượt lắp đặt thanh đòn giữa, thanh đòn biên và mỏ khóa cáp vào “cụm 3” (cụm 4).
B6. Lắp đặt thanh chống điều chỉnh sau và chân sau vào “cụm 4” chốt chặt bằng bulong (cụm 5).
B7. Lắp dây cáp cương (theo hình mô phỏng dưới đây) và căng dây cắp bằng tăng đơ đến khi cảm thấy thật chắc chắn.
B8. Đặt đối trọng từng quả vào các cọc giữ của chân sau. Lắp đủ số quả đối trọng như quy định và phân bố đều đối trọng vào các cọc, vào các chân. Sau khi đặt đủ đối trọng cần chốt các cọc để đảm bảo đối trọng không bị lấy ra khỏ cọc giữ.
B9. Xác định chiều dài dây cáp cần sử dụng cho phù hợp (chiều dài phù hợp = chiều cao sử dụng + 3 đến 5m) sau đó bắt cóc cáp tạo tại vị trí dây vừa đủ. Tất cả các dây cáp cần được bắt chặt, đúng chiều, đúng khoảng cách theo hình hướng dẫn dưới đây.
– Bắt cóc cáp đúng chiều
– Để một khoảng dây chùng giúp nhận biết khi dây có dấu hiệu bị trượt
– Khoảng cách giữa các cóc cáp = 10 lần đường kính cáp

B10. Treo dây cáp tải, cáp an toàn vào mỏ khóa cáp và chốt chặt bằng chốt treo cáp. Sau đó tiến hành thả dây. Thả dây từ từ, lần lượt để đảm bảo không bị rối (hoặc xoắn) và đảm bảo an toàn.
Mỗi mỏ khóa cáp treo hai dây (một dây cáp tải và một dây cáp an toàn)
Lưu ý: nếu mặt bằng hẹp hơn: Chiều rộng< tồng chiều dài của sàn làm việc có thể làm góc khóa của khóa an toàn gần với giới hạn (3o÷8o) và do đó khóa bị đóng ngoài ý muốn Nếu vị trí thả cáp (mỏ treo cáp) bị cản trở bởi chướng ngại vật (tường, ban công, …) có thể dẫn đển xơ cáp, đứt cáp,… Nếu bắt buộc dây cáp phải vắt qua chường ngại vật cần đảm bảo vị trí vắt qua phải chắc chắn và bố trí vật liệu (hoặc phương án) chèn lót hoặc giảm ma sát tại điểm tiếp xúc Khi dây cáp xuất hiện các tình trạng dưới đây thì bắt buộc phải thay. + Bề ngoài mặt cáp bị biến hình như: sờn, tở ra, mài mòn uốn cong… + Đường kính cáp bị co ngót lại lớn hơn 6% so với đường kính ban đầu + Bề ngoài bị ăn mòn lớn hơn 40%.

4.2 Lắp đặt sàn và đấu nối nguồn điện

B1: Sử dụng các chi tiết khung rào chắn cao, khung rào chắn thấp, khung treo mô tơ, sàn đáy, bu lông (tương ứng các chi tiết số 22, 23, 25, 24, 26, 27, 28) để ghép nối và lắp đặt thành sàn làm việc với chiều dài tùy sử dụng (tối thiểu 1 mô-đun, tối đa 3 mô-đun). Lưu ý: lắp ráp định hình trước, bắt bu lông gắn “hờ” cho đến khi bắt đủ bu lông, chỉnh định hình lại rồi bắt chặt. Việc ghép nối các khung rào với nhau sử dụng bu lông chi tiết số 28, ghép nối các khung rào với sàn sử dụng bu lông chi tiết số 27. Sắp xếp sao cho khi hoạt động, các khung rào trước ở phía trong các khung rào sau ở phía ngoài so với trạng thái làm việc. Sau khi lắp chắc chắn toàn bộ sàn, sẽ tiến hành lắp ráp bánh xe, bánh tỳ (nếu có)

khung-san-san-treo

B2: Lắp mô tơ, tủ điện, khóa an toàn Lần lượt lắp các mô tơ, các khóa an toàn vào thanh chắn treo mô tơ. Mô tơ nằm ở bên trong sàn làm việc, khóa an toàn nằm trên đỉnh của khung treo mô tơ. Sau khi lắp mô tơ và khóa vào đúng vị trí thì lắp chốt và bu lông bắt chặt mô tơ và khóa với khung treo. Treo tủ điện vào phía ngoài của Sàn làm việc ở vị trí thuận tiện cho việc điều khiển Xác định đường đi và bố trí dây nguồn (dây điện) Đấu nối các giắc cắm mô-tơ với tủ điện, giắc tay điều khiển mới tủ điện, Đấu nối dây nguồn với tủ, sử dụng dây rút để buộc chặt các đầu dây điện gọn gàng chắc chắn. Sau đó đấu nối dây nguồn với nguồn chính.

Lưu ý: Việc đấu nối điện phải được thực hiện bởi người có hiểu biết về điện Đấu nối đúng, đủ các pha để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng Lắp đúng giắc cắm và đúng vị trí chân giắc vị trí chân để tránh gẫy, đứt 4.3 Đi dây, Kiểm tra, chạy thử B1. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, cần kiểm tra lại tính chính xác và chắc chắn của từng chi tiết.

4.3 Đi dây, Kiểm tra, chạy thử

B1. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, cần kiểm tra lại tính chính xác và chắc chắn của từng chi tiết.

B2. Đóng nguồn điện > Bật át-tô-mát nguồn chính trong tủ điện (đồng thời công tắc dừng khẩn cấp ở trạng thái mở để thấy đèn báo sáng) > Lần lượt gạt công tắc lựa chọn sang từng bên mô tơ để chạy thử mô tơ > Bấm nút điều khiển cho mô tơ chạy theo chiều lên đồng thời luồn dây cáp tải qua tay khóa an toàn rồi luồn vào ống dẫn hướng vào của mô tơ, để cho dây chạy qua mô tơ và chui ra ở ống dẫn hướng ra, tiếp tục cho dây chạy dài chui qua lỗ dẫn hướng dây ở dưới sàn và cho đến khi căng dây (thao tác lần lượt với từng mô tơ cho đến khi cả hai mô tơ đều đã cuốn căng dây) > Lúc này hai dây cáp tải đã căng làm mở khóa an toàn, lần lượt luồn dây cáp an toàn qua các khóa cho đến khi căng dây > Với mỗi dây cáp tải, cáp an toàn cần lắp Quả căng dây, Quả căng dây được bắt vào dây tại vị trí cách mặt đất khoảng 50cm sao cho sức nặng của quả luôn kéo căng dây cáp trong mọi trường hợp.
B3. Gạt công tắc lựa chọn về vị trí giữa (chạy đồng thời cả hai mô tơ) > Quan sát xung quanh đảm bào người và chướng ngại vật tránh xa khu vực làm việc > Bấm nút lên để nâng toàn bộ sàn làm việc lên khỏi mặt đất (lưu ý bố trí hãm sàn đề phòng sàn dịch chuyển theo phương nằm ngang) > Tiếp tục cho sàn dịch chuyển lên xuống một vài lần để thử thử nghiệm.
B4. Thử Công tắc hành trình bằng cách bấm mô tơ ở chế độ đang chạy (lên hoặc xuống) đồng thời dùng tay đóng công tắc hành trình, nếu khi đóng mô tơ dừng lại và còi báo kêu lên (nếu có) thì chứng tỏ Công tắc làm việc hiệu quả. Nếu không cần kiểm tra kỹ lại việc đấu nối công tắc có đúng không hoặc công tắc còn tốt không.
Thử Công tắc dừng khẩn cấp (như hướng dẫn trong phần hệ thống điện)
Thử cần gạt phanh tay của mô tơ: Đưa sàn làm việc lên một độ cao an toàn nhất định (và sau đó không bấm nút lên-xuống) > Dùng tay ấn nhẹ Cần gạt phanh (ở vị trí đuôi mô tơ), lúc này phanh đã mở và sức nặng của sàn sẽ khiến toàn bộ sàn trượt xuống (nếu tùy theo mức độ đóng mở phanh mà sàn sẽ tuột xuống nhanh hay chậm) > Nhả Cần gạt phanh (lúc này phanh đóng lại) và sàn làm việc bị hãm lại không tuột xuống nữa.
Thử khóa an toàn: Cách đơn giản để thử khóa an toàn là đưa sàn làm việc lên một độ cao an toàn nhất định > Điều chỉnh từng bên mô tơ để cho sàn nằm ở trạng thái nghiêng (một bên cao, một bên thấp) lúc này ở phía bên thấp góc khóa (của tay khóa) được mở rộng tối đa làm cho khóa đóng lại (hai má tỳ bám chặt vào dây cáp an toàn) > Chọn chế độ điều chỉnh mô tơ bên thấp, bấm nút cho sàn chạy xuống (dây cáp tải chạy lên) ta sẽ thấy dây cáp tải chạy lên và bị chùng ra, không căng, và toàn bộ bên đó được treo bở dây cáp an toàn thông qua khóa > Bấm chiều ngược lại cho sàn chạy lên (dây chạy xuống), mô tơ sẽ cuốn dây cáp tải căng dần và nâng bên thấp lên và từ từ sức căng của dây cáp tải làm tay khóa đóng lại (toàn bộ bên sàn đó được nâng lên trên dây cáp tải), thử dùng tay rút dây cáp an toàn lên – xuống để chứng tỏ khóa đã mở > Làm tương tự với bên còn lại.
B5. Đưa sàn làm việc về vịt trí cân bằng và hạ xuống mặt bằng lắp đặt > Thử lại với lượng tải trọng quy định.
4.4 Kiểm định
Sàn giáo treo được coi như một loại thiết bị nâng hạ, tùy theo quy định riêng của từng địa phương, từng lĩnh vực sử dụng mà cần có các sự kiểm duyệt khác nhau.
Theo quy định an toàn lao động nói chung. Thiết bị Sàn giáo treo phải được kiểm định và chứng nhận bởi cơ quan chuyên môn (có chức năng kiểm định) trước khi đưa vào sử dụng. Quy trình kiểm định và các yêu cầu kiểm định do bên sử dụng tự làm việc với cơ quan kiểm định.
Chúng tôi cung cấp đủ các tài liệu kỹ thuật và tài liệu khác liên quan trong quá trình cung ứng hàng hóa. Trong đó đáp ứng đủ các yêu cầu về thông tin cho cơ quan kiểm định.

IV. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA AN TOÀN

Đề đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, trước mỗi lần vận hành, thợ vận hành cần kiểm tra kỹ toàn bộ các chi tiết giàn giáo treo theo hướng dẫn sau:

BƯỚC KT

CHI TIẾT KIỂM TRA

NỘI DUNG KIỂM TRA

YÊU CẦU AN TOÀN

1

Chân trước, chân sau, thanh đỡ xà, xà treo, Các bu lông chốt

Vị trí đặt, để

Chắc chắn, đúng vị trí

Các điểm chốt bu lông, điểm hàn

Chắn chắn, không tuột

Hình thể

Không: cong vênh, biến dạng

2

Đối trọng & Cọc giữ

Số lượng đối trọng

Đúng đủ, phân bố đều

Cọc giữ đối trọng

Chắc chắn, được chốt khóa

 

Cáp cương & Tăng cáp

Dây cáp

Bắt  đúng, chặt, căng

Tăng cáp

Căng, không biến dạng

3

Mỏ treo & Dây cáp tải, cáp an toàn

Mỏ treo

Treo đúng, chốt chặt

Dây cáp tải, an toàn (thép)

Bắt đúng, chặt, không: sờn, đứt

Dây cáp (lụa) (nếu có)

Bắt đúng, chặt, không: sờn, đứt

4

Toàn bộ khung, sàn

Hình thể

Không: cong vênh, biến dạng

Các điểm ghép nối, mối hàn

Chắc chắn, không tuột

Vị trí treo mô tơ, chốt mô tơ

Chắn chắn

Ví trí treo khóa, chốt khóa

Chắc chắn

5

Hệ thống điện

Tủ điện, tay điều khiển

Đúng vị trí, công tắc hoạt động tốt

Nguồn điện

Ổn định, không bị rò rỉ điện

Các dây dẫn, dây nối

Đấu nối đúng, Không: tuột, đứt

6

Mô tơ tời

Hoạt động lên-xuống

Tốt, không có bất thường

 

Phanh mô tơ, tay gạt phanh

Khả năng hãm, mở tốt

7

Khóa an toàn

Khả năng hãm, mở

Hoạt động tốt

Mặt bằng làm việc

Tính an toàn cho bên sử dụng, bên vãng lai, tài sản

Không: bị giới hạn, cản trở

Thời tiết tốt

Lưu ý: Khi có dấu hiệu không an toàn, hãy khắc phục theo các gợi ý trong “Hướng dẫn lắp đặt”
Nếu dấu hiệu vi phạm an toàn vượt quá khả năng xử lý của Thợ vận hành thì cần thông báo cho cán bộ chuyên môn hoặc nhà sản xuất để được hỗ trợ

V. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH & KHẮC PHỤ SỰ CỐ NHỎ

1. VẬN HÀNH

Sau khi kiểm tra đảm bảo an toàn, Thợ vận hành thực hiện theo các bước thao tác sau
B1. Bật át-tô-mát nguồn chính trong tủ điện
B2. Chắc chắn rằng Công tắc dừng khẩn cấp ở trạng thái mở và đèn báo sáng
B3. Thử điều khiển từng bên mô tơ và đưa Sàn về vị trí thăng bằng
B4. Xác định tải trọng trong giới hạn cho phép
B5A. Yêu cầu tất cả người trên sàn đeo dây an toàn và móc vào dây cáp an toàn (nếu có)
B5. Thao tác lên-xuống tùy chỉnh theo vị trí làm việc
B6. Đưa sàn về mặt đất khi dừng làm việc
B7. Tắt nguồn điện và kiểm soát chìa khóa tủ (tránh để sử dụng tùy tiện)

2. KHẮC PHỤC CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

TT

HIỆN TƯỢNG

PHÁN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN

CÁCH KHẮC PHỤC

 

Không có điện trong tủ hoặc có pha “lửa” mà không thể hoạt động

Đấu nối sai, Thiếu pha, Đứt dây

Cháy cầu chì (đèn cầu chì sáng)

Kiểm tra các đấu nối đúng. Thay cầu chì (nếu bị đứt)

 

Bấm nút điều khiển nhưng mô tơ không hoạt động

Nút bấm lỏng, hỏng

Dây dẫn tủ-mô tơ lỏng, đứt

Khởi động từ bị trễ (Relay)

Kiểm tra các công tắc và đấu nối đảm bảo đúng

Nhả trễ của khởi động từ

 

Át tổng nhảy trở lại hoặc cháy cầu chì khi bấm nút lên xuống

Mô tơ bị bó phanh không thể quay đươc

Mở nắp chụp mô tơ, và nới mở phanh 1 chút

Thay cầu chỉ (nếu bị cháy)

 

Mô tơ không hoạt động và/hoặc còi báo kêu

Công tắc hành trình bị đóng

Kiểm tra mở lại hoặc trở lại vị trí an toàn

 

Khi luồn dây cáp, bấm cho dây chạy xuống nhưng dây không thể chạy qua mô tơ

Mô tơ không “ăn” cáp do: Đầu dây chưa vuốt nhọn, đút dây chưa tới hoặc bấm sai chiều

Đảm bảo chắc chắn dây được vuốt nhọn. Ấn dây sâu vào ống dẫn. Đảo chiều quay (nếu sai chiều)

 

Không thể luồn, rút dây cáp quá khóa an toàn

Khóa chưa mở

Bị kẹt

Dây bị gấp khúc

Gạt cho mở tay khóa

Xử lý vật liệu kẹt

Phải dùng dây thẳng

 

Khi đưa sàn tụt xuống, khóa bị kẹt hãm chặt dây an toàn còn dây cáp tải bị chùng khi mô tơ đẩy dây lên

Khóa đóng ngoài ý muốn

Bấm đưa sàn lên (dây xuống) cho đến khi căng dây cáp tải > Dùng thanh sắt bẩy gạt tay khóa về vị trí mở > Dữ nguyên khóa mở và bấm cho sạt tụt xuống

TT

HIỆN TƯỢNG

PHÁN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN

CÁCH KHẮC PHỤC

 

Khi dừng bấm nút lên-xuống, toàn bộ sàn bị tụt xuống tự do

Mòn phanh, Lỏng phanh, tuột phanh (ở đuôi mô tơ)

Tải quá sức hãm của phanh

Bình tĩnh bấm nút lên từng nhát một để giảm tốc độ tụ của sàn cho đến khi xuống đất sau đó kiểm tra chỉnh lại phanh, thay phanh (nếu cần thiết)

 

Mất điện đột ngột không thể đưa sàn xuống bằng nút bấm

Mất điện, lỏng dây, đứt dây, ,..

Gạt tay phanh (ở đuôi mô tơ) từ từ cho sàn tuột xuống mặt đất

 

Sàn làm việc lắc lư, khó tiếp cận bề mặt thao tác

Gió to hoặc các lý do khác khiến sàn giao động

Tạm thời neo chặt sàn vào một vị trí gần nhất

 

Trong quá trình lên-xuống khiến sàn bị ngiêng (bên cao, bên thấp)

Tốc độ chạy dây của hai bên mô tơ không đồng đều (do bó phanh, tải không đều,…)

Tạm thời lựa chọn điều khiển từng bên mô tơ cho đến khi thăng bằng, phân bố lại tải (nếu do tải) > Đưa sàn về mặt đất và cân chỉnh phanh (nếu do phanh)

 

Bó phanh nói chung

(đóng điện nhưng mô tơ quay chậm, nhanh nóng, có mùi khét hoặc không thể quay)

Kẹt phanh từ nhiều lý do. Đặc biệt lưu ý khi thời tiết quá ẩm ướt, đĩa phanh hút ẩm sẽ bị chương nở tăng thể tích làm bó phanh

Cân chình mức độ bám phanh cho phù hợp (phanh ở phần đuôi mô tơ, trong nắp che quạt gió

Lưu ý: Tuyệt đối không sửa chữa, khi sàn làm việc đang ở trên cao
Không tự ý thay đổi, tháo mở các chi tiết linh kiện bên trong tủ điện, mô tơ tờ nếu không chắc chắn có chuyên môn liên quan
Nếu các sự cố vượt quá khả năng xử lý của Thợ vận hành thì cần thông báo cho cán bộ chuyên môn hoặc nhà sản xuất để được hỗ trợ.

VI.BẢO DƯỠNG VÀ AN TOÀN.

1. Thường nhật bảo dưỡng: thay dầu, làm sạch cáp, vệ sinh động cơ, điều chỉnh khe co giãn phanh chế động điện từ.
2. Định kỳ bảo dưỡng (thường từ 1 đến 2 tháng): Sau mỗi công trình sử dụng nên tiến hành bảo dưỡng toàn bộ cho máy. Kiểm tra tình trạng ăn mòn, thay thế các bộ phận ăn mòn, làm sạch, tra dầu. Kiểm tra trạng thái đường dây điện trong tủ điều khiển, kiểm tra độ rò rì của điện. Theo quy định thông thường sau 1 năm sử dụng hoặc là sau 300 ca hoạt động thì tiến hành bảo dưỡng cho máy toàn bộ 1 lần. Nếu làm việc trong môi trường có độ an toàn, axit nhiều hơn thì thời gian sẽ rút ngắn hơn theo thực tế.

VII. BẢO DƯỠNG, DUY TU

1. Bảo dưỡng, duy tu động cơ.
+ Thường xuyên vệ sinh các tạp chất, chất bẩm dính trên dây cáp, để ngăn chặn hiện tượng bị các chất bẩn đi theo cáp bám vào máy nâng làm tổn hại đến các bộ phận khác của máy.
+ Thay dầu định kỳ cho máy, từ 6 đến 12 tháng thay dầu 1 lần. Thông thường dùng ký hiệu dầu 80W/90, vào mùa hè dùng loại N460 dầu bôi trơn bánh răng.
+ Trước khi chạy có tải, bắt buộc phải cho chạy không tải xem có hiện tượng phát hiện các âm thanh tiếng ồn khác thường không. Sau khi nghỉ ca, cần phải tiến hành che đậy, hoặc tháo cất động cơ, tủ điện để đảm bảo các bộ phận này không bị nước sương hay nước mưa đọng vào.
+ Nếu gặp các trường hợp khác thường (âm thanh, mùi, nhiệt độ …) cần lập tức gọi điện cho chuyên gia đến để tiến hành khắc phục, sản xuất.
2. Bảo dưỡng, duy tu khóa an toàn.
+ Cần làm sạch bề mặt khóa an toàn, bề mặt dây cáp.
+ Trước khi vận hành, kiểm tra tính nhạy của khóa. Sau khi xong ca, che đậy không cho tạp bám vào khóa.
+ Khóa an toàn trước khi xuất xưởng đã được nhà sản xuất hiệu chỉnh và kiểm tra, thông thường sau 12 tháng sử dụng tiến hành bảo dưỡng. Nếu như làm trong điều kiện có độ ăn mòn axit nhiều hơn thì thời gian bảo dưỡng là 3 tháng/lần.
3. Bảo dưỡng dây cáp.
+ Sau khi thi công xong, cuộn dây cáp vào trong khay, và không được để cáp chạm bám vào đất, để cách mặt đất 20cm.
+ Nếu đầu dây cáp bị sờn thì cắt đi hoặc thay thế dây cáp mới.
+ Thường xuyên vệ sinh bề mặt dây cáp.
+ Khi vận chuyển hoặc lưu kho, nên có đĩa cuộn cáp đường kính khoảng cách 60cm.
4. Bảo dưỡng, duy tu bộ phận kết cấu
Bộ phận kết cấu bao gồm cơ cấu treo, sàn thao tác và vỏ tủ điều khiển.
+ Thường xuyên kiểm tra các bộ phận liên kết, nếu thấy lỏng thì cần siết chặt. Mối hàn bị bụng ra thì cần có thợ chuyên nghề đến sửa chữa;
+ Sau mỗi ca làm việc, cần vệ sinh sạch các bề mặt
+ Khi vận chuyển, cần đặt nhè nhàng, nghiêm cấm không được quăng vứt bừa bãi hoặc dùng lực quá lớn làm biến dạng kết cấu.
5. Bảo dưỡng, duy tu hệ thống điện
+ Bên trong tủ điện cần vệ sinh sạch, nghiêm cấm để các dụng cụ hay vật liệu cất giữ vào tủ điều khiển;
+ Không được để tủ điện, công tắc hạn vị và dây diện bị tác động các xung lực khác;
+ Cần có thiết bị để buộc kẹp dây cáp nguồn vào khung sàn, không để trường hợp tuột giắc cắm hay chốt cắm do tự trọng của dây cáp điện gây ra.
+ Sau khi xong ca, cắt nguồn điện, cuộn cáp điện, và khóa tủ điều khiển.
6. Định kỳ duy tu
+ Nếu thi công liên tục, thì cần tiến hành bảo dưỡng đình kỳ từ 1 đến 2 tháng/lần.
+ Nếu không thường xuyên sử dụng sàn treo, thì ước khoảng 300 tiếng thì tiến hành bảo dưỡng cho máy.
+ Nếu sàn treo không được dùng để lưu kho trong vòng 1 tháng thì trước khi sử dụng cần tiến hành bảo dưỡng.
+ Xong mỗi một công trình, cần tiền hành duy tu bảo dưỡng và kiểm tra toàn bộ máy.

VIII. VẬN CHUYỂN VÀ LƯU KHO
Trước khi vận chuyển, mô tơ, khóa an toàn, tủ điều khiển cần được đóng gói độc lập. Dây cáp cần được cuộn vào hộp sau khi đóng hàng thì mới được vận chuyển. Đảm bảo không được để biến hình các cơ cấu.
CÁC PHƯƠNG ÁN TREO DÂY (Khác với cơ cấu treo tiêu chuẩn)