SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÀN GIÁO VÀ SÀN TREO GONDOLA.

Giàn giáo.

Giàn giáo, hay còn được gọi là giáo pal hoặc giàn giáo coma, là một cấu trúc khung thép được liên kết chặt chẽ bằng hệ thống khóa, bulong, vít. Giàn giáo được đưa vào các công trình xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ nâng đỡ đội thi công làm việc tại các vị trí cao không thể với tới. Ngoài ra giàn giáo còn được ứng dụng cho nhiều mục đích khác như bảo trì, vệ sinh, lắp đặt các chi tiết công trình.

  • Ưu điểm:

+ Gọn nhẹ, tháo lắp, vận chuyển dễ dàng.

+ Ứng dụng trong nhiều công tác thi công: chống sàn, bao che ngoài công trình, khung di chuyển lắp đặt thiết bị, bảo trì, sửa chữa…

  • Nhược điểm:

+ Diện tích thi công hẹp.

+ Khả năng mất an toàn cao.

            + Sức chịu tải thấp.

            + Quản lý thiết bị khó khăn: vật tư nhỏ, dễ thất lạc hoặc móp méo, hư hại.

            + Tốn nhiều thời gian để lắp đặt, tháo dỡ.

            + Độ bền thấp.

            + Chi phí đầu tư ban đầu lớn.

Sàn treo gondola

Sàn treo gondola là hệ thống nâng hạ người ứng dụng trong thi công nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng. Từ lâu, sàn treo gondola đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới để thay thế hệ thống giàn giáo truyền thống.

Ứng dụng sàn treo gondola trong xây dựng:

  • Hoàn thiện công tình: Thi công sơn bả, trát tường, lắp đặt nhôm kính, mặt dựng….
  • Trang trí: Gắn đá ốp tường, lắp đèn, biển hiệu quảng cáo…
  • Bảo dưỡng: vệ sinh, làm sạch mặt ngoài, sơn sửa, chống thấm…
  • Các công trình công nghiệp như bể chứa dầu, ống khói nhà máy, tua bin gió, cầu, đập thủy điện….

Ưu điểm:

  • Diện tích thi công lớn, dễ dàng thay đổi linh hoạt.
  • Đảm bảo an toàn cho người lao động.
  • Tải trọng cao, lên đến 800kg.
  • Quản lý thiết bị dễ dàng,
  • Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, vận hành.
  • Độ bền cao, khả năng chống chịu với môi trường xây dựng tốt.
  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp hóa, giúp nâng cao năng suất lao động.
  • Tính ứng dụng cao, sử dụng được với nhiều kiểu dạng kiến trúc công trình.

Nhược điểm:

  • Người vận hành cần có kiến thức, kỹ thuật chuyên môn, chứng chỉ vận hành thiết bị.