Quy trình kiểm định an toàn sàn treo trong thi công

Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật đối với sàn treo được ban hành kèm theo thông tư số 29/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Xây Dựng.

Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng để kiểm định sàn treo lần đầu, kiểm định sàn treo định kỳ và kiểm định sàn treo bất thường sử dụng trong thi công xây dựng.

Trong đó:

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là công tác đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật sàn treo sau lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là công tác đạnh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo chu kỳ kiểm định.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là công tác đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn treo đối với các trường hợp:

-Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng sàn treo có ảnh hưởng đến tình trạng của thiết bị.

-Sau khi sàn treo được chuyển đến vị trí lắp đặt mới, sàn treo bị tháo rời các cụm chi tiết chính.

-Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình kiểm định an toàn sàn treo.

   1.Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.

Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, nhà cung cấp sàn treo cùng cơ sở sử dụng phải xuất trình được các giấy tờ bao gồm:

  • Lý lịch, hồ sơ thiết bị: thông số thiết bị, bản vẽ nguyên lý hoạt động, các giấy tờ chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy…
  • Hồ sơ lắp đặt: bao gồm bản vẽ hoàn công, các vị trí lắp đặt, kích thước an toàn.

    2. Kiểm tra bên ngoài:

Tiến hành kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: Mặt bằng lắp đặt thiết bị phải đảm bảo khả nặng chịu lực của thiết bị. Vị trí lắp đặt đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây tải điện.

Kiểm tra kích thước lắp dựng sàn treo theo đúng thiết kế của đơn vị sản xuất.

Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị, tình trạng an toàn của các chi tiết, bộ phận thiết bị bao gồm:

    • Kết cấu kim loại của sàn thao tác, cơ cấu treo.
    • Các điểm ghép bu lông của các liên kết.
    • Các liên kết hàn trên thiết bị.
    • Kiểm tra cáp thép theo tiêu chuẩn, đầu cáp cũng như tăng đơ cáp neo giằng cần.
    • Kiểm tra khối lượng của đối trọng trên cơ cấu treo và neo giữ cố định trên chân cơ cấu treo.
    • Các thiết bị đảm bảo an toàn: giới hạn hành trình, dây an toàn, khóa cứu sinh.
    • Hệ thống cáp điện, tủ điều khiển.
  • Hệ thống sàn thao tác.

  3. Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải

Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm: Kiểm tra hoạt động của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu phanh hãm. Kiểm tra hoạt động của giới hạn hành trình, cơ cấu cứu hộ bằng tay, khả năng chống trượt của khóa an toàn.

  4. Các chế độ thử tải:

4.1. Thử tải trọng tĩnh:

Thử nghiệm tải trọng tĩnh được tiến hành khi thử nghiệm không tải đạt yêu cầu. Mức thử tải là 150% tải trọng làm việc:

  • Bố trí tải thử trên sàn thao tác, phân bố đều trên sàn.
  • Độ cao nâng tải: Từ 100 đến 200mmm kể từ sàn thao tác đến mặt nền.
  • Thời gian duy trì tải thử: 10 phút.

Kết quả đạt yêu cầu khi sàn thao tác không bị trôi, thiết bị không bị mất ổn định và kết cấu kim loại không bị biến dạng.

4.2. Thử tải trọng động.

Mức tải trọng khi thử bằng 125% tải trọng làm việc, cho sàn nâng hoạt động lên xuống, thực hiện không ít hơn 3 lần.

kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu hoạt động theo đúng tính năng thiết kê,s không có dấu hiệu bất thường và phanh không bị trôi.

4.3. Thử cơ cấu khóa an toàn.

Thao tác vận hành kiểm tra hoạt động của khóa an toàn khi sàn thao tác có độ nghiêng theo phương ngang 25% hoặc trọng giới hạn quy định của nhà chế tạo.

Kết quả đạt yêu cầu khi sàn thao tác đạt độ nghiêng nhất định, khóa an toàn trên sàn thao tác đóng giúp đảm bảo sàn thao tác không bị trôi, bị nghiêng ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia thi công.

Thời hạn kiểm định.

Thời hạn kiểm định định kỳ sàn treo là 1 năm. Đối với sàn treo đã sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 6 tháng. Uniton Việt Nam khuyến cáo khách hàng nên kiểm tra định kỳ.