Kiểm tra chất lượng sàn treo gondola đơn giản bằng mắt thường

Việc kiểm tra chất lượng sàn treo gondola trước khi đưa vào sử dụng là một bước rất quan trọng, điều này đảm bảo an toàn tối đa cho những người sử dụng sau này. Việc kiểm tra chất lượng sàn treo thường được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia của cả 3 bên: thầu thi công, chủ đầu tư và Sàn treo Uniton, việc kiểm tra gồm nhiều công đoạn chặt chẽ tuy nhiên ở đây chúng tôi xin được gửi tới khách hàng một vài thông tin chia sẻ để kiểm tra chất lượng sàn, giàn giáo treo bằng mắt thường. Điều này giúp người sử dụng thông thường có cách đánh giá tổng quan nhất về chất lượng sàn treo cho thuê của từng đơn vị dịch vụ.

1. Kiểm tra bằng mắt thường.

– Tiến hành kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: Mặt bằng đặt thiết bị phải được đảm bảo khả năng chịu lực của thiết bị. Vị trí lắp đặt phải đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây tải điện (theo mục 1.5.7.1.9 TCVN 4244:2005)
– Đo kiểm tra kích thước lắp dựng sàn nâng người: Việc lắp dựng phải đảm bảo tính ổn định, theo đúng thiết kế của nhà chế tạo.
– Kiểm tra điều kiện môi trường: trời không mưa, phải đảm bảo nhiệt độ không quá 400¬C, ¬tốc độ gió không quá 8,3m/s.
– Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ và sự phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị phải phù hợp với hồ sơ, lý lịch và cần đặc biệt chú ý kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của các chi tiết, bộ phận sau:
* Kết cấu kim loại của sàn thao tác, dầm treo: kiểm tra và đánh giá căn cứ theo phụ lục 6- TCVN 4244:2005;
* Các mối ghép bulông của các liên kết: kiểm tra bằng quan trắc việc lắp ghép các cụm chi tiết đúng với tài liệu nhà chế tạo;
* Kiểm tra các liên kết hàn: việc kiểm tra bằng quan trắc phát hiện các hư hỏng khuyết tật bên ngoài;
* Cáp thép: Phù hợp với chủng loại quy định của nhà chế tạo. Độ mòn đường kính bên ngoài phải nhỏ hơn 10% đường kính sợi cáp, số sợi cáp đứt không được vượt quá 5% tổng số sợi cáp trong phạm vi chiều dài là 10 lần đường kính cáp;
* Việc cố định các đầu cáp: cần theo tài liệu viện dẫn nhà chế tạo hoặc phương pháp bắt cóc cáp chuẩn tại mục: phụ lục 18C – TCVN 4244:2005;
* Kiểm tra tăng đơ cáp neo giằng cần: Phát hiện các biến dạng, khuyết tật ở thân và đầu tăng đơ, đánh giá theo mục phụ lục 15 – TCVN 4244:2005;
* Kiểm tra khối lượng của đối trọng trên khung dầm treo và việc neo giữ cố định đối trọng trong khung;
* Kiểm tra việc lắp đối trọng căng cáp tải và cáp an toàn: yêu cầu phải được bắt chắc chắn không bị tuột hoặc theo hướng dẫn nhà chế tạo;
* Cụm cơ cấu nâng, cơ cấu quay: Kết cấu kim loại của cơ cấu, kiểm tra việc lắp đặt theo tài liệu nhà chế tạo;
san-treo
* Thiết bị cứu hộ bằng tay;
* Khóa an toàn: kết cấu kim loại khóa, việc cố định khóa trên sàn thao tác;
* Cơ cấu phanh tời, phanh bảo hiểm, cơ cấu khống chế vượt tốc;
* Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc;
* Đường ray, bánh xe di chuyển và các bộ phận dẩn động;
* Các thiết bị an toàn: giới hạn hành trình nâng / hạ và di chuyển, bộ chống quá tải;
* Cáp điện, tủ điều khiển: dây cáp điện động lực phải theo đúng chủng loại của nhà chế tạo, đầu nối trong tủ điều khiển phải được bắt chặt và đảm bảo các quy định về an toàn điện;
* Hệ thống thủy lực cơ cấu nâng cần: Phát hiện việc rò rỉ dầu thủy lực của toàn bộ các chi tiết, kiểm tra việc lắp các cụm van, đường ống dẫn.

2.Tải trọng làm việc

Tải trọng thiết kế của Thang nâng là 800 kg (sức chứa tối đa: 04 người) đối với Thang nâng mới 100%. Đối với Thang nâng đã qua sử dụng thì tuỳ vào thời gian sử dụng, chất lượng mà Công ty kiểm định đánh giá cho phép tải bao nhiêu kg. Người vận hành tuyệt đối không được phép sử dụng quá tải trọng này.
 
Có thể bạn quan tâm:

3. Trình tự vận hành

– Đóng nguồn điện.
– Nhấn nút khởi động.
– Vận hành 2 cơ cấu nâng, chuyển công tắc vạn năng vào vị trí giữa và nhấn nút ấn điều khiển.
– Vận hành từng cơ cấu nâng riêng biệt: Bật công tắc vạn năng sang vị trí bên rồi ấn nút điều khiển.
– Sau khi công việc hoàn thành, cắt nguồn điện và khóa tủ điện.

san-treo

4.Quy tắc vận hành an toàn

Những người vận hành phải được qua ngiệp vụ, được đào tạo chuyên  môn và huấn luyện an toàn theo quy định, phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành và kiểm tra thiết bị một cách cẩn thận trước khi vận hành theo các quy tắc an toàn.
– Những người vận hành phải có đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và đeo dây an toàn có móc khóa. Dây an toàn phải được cố định độc lập so với sàn nâng để đảm bảo an toàn.
– Những người vận hành chỉ được phép làm việc trong khu vực sàn nâng, Tuyệt đối không được leo trèo và đùa nghịch trên sàn trong khi làm việc. Vận hành thiết bị phải nhịp nhàng, cân bằng, tránh rung lắc mạnh tạo lên những chấn động ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sàn nâng.
– Không được phép sử dụng thiệt bị quá tải, tải phải được sắp xếp bằng phẳng trên sàn nâng. Tải rơi rụng phải chứa trong bao chuyên dụng và phải có tải đựng đồ nghề cho nhân công.
– Sàn nâng phải được điều chỉnh ngay nếu nó bị nghiêng. Sự khác nhau về độ cao của hai đầu không được cao hơn 15 cm.
– Không sử dụng các phần nối thêm để làm quá chiều dài cho phép của sàn nâng.
– Không được phép tung ném vật tư, thiết bị từ trên sàn nâng xuống đất.
– Trường hợp bị ngắt điện trong khi vận hành thì trước hết phải cắt điện nguồn, nếu cần phải đưa sàn xuống đất thì phải vận hành hạ điều khiển bằng tay để đưa sàn xuống đất nhẹ nhàng.
– Không để các tia lửa hàn văng bắn vào thiết bị, tránh tiếp xúc với chât lỏng và các chất khí ăn mòn.
– Sau khi hoàn thành công việc phải cắt điện, khóa tủ điều khiển và làm sạch thiết bị, không cho phép bất cứ vật lạ hay chất bẩn, nước lọt vào động cơ điện, khóa an toàn, phanh điện tử và tủ điện điều khiển.
– Cáp thép làm việc và cáp thép an toàn không để bị uốn cong, phải được ngăn ngừa tránh bị bẩn do vôi vữa và các vật lạ bám vào. Nếu cáp bị đứt sợi, rỉ sét, dập mòn phải được thay thế theo quy định trước khi sử dụng. Cáp an toàn phải tránh tiếp xúc với dầu mỡ.
– Khu vực làm việc phải được cự lập bằng hàng rào, biển báo để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặc biệt khu vực có người qua lại.
– Trước khi làm việc công nhân vận hành và cán bộ quản lý phải kiểm tra chắc chắn các khu vực sau:
+ Đối trọng (đảm bảo khối lượng và vị trí theo bản vẽ thiết kế).
+ Khung sàn và kết cấu kim loại
+ Hệ thống điện nguồn
+ Tình trạng cáp tải và cáp bảo hiểm,, khóa an toàn.
– Khi sàn nâng tháo rời các cơ cấu, bộ phận hoặc thay đổi vị trí phải được kiểm định lại theo
quy định.Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị khi chưa được kiểm định.
Ngoài ra yêu cầu toàn bộ quản lý và người vận hành phải tuân thủ các yêu cầu theo TCVN 424-2005 và các quy định an toàn trên công trường xây dựng.